Dưới góc độ Inbound, sale funnel (phễu marketing hay phễu khách hàng) là hệ thống được tạo ra để thu hút và tối ưu chuyển đổi khách hàng thông qua sự phối hợp ‘liền mạch’ giữa nhiều bộ phận khác nhau:
- Bộ phận marketing tạo ra lead, đánh giá mức độ tiềm năng và chăm sóc những đối tượng chưa sẵn sàng chuyển đổi
- Bộ phận sales tư vấn, tiếp xúc với những lead có khả năng chuyển đổi cao, đồng thời cung cấp những thông tin quan trọng giúp đội marketing có những điều chỉnh phù hợp
Quy trình này sẽ giúp tìm ra lý do khách hàng mua/ không mua sản phẩm của bạn từ đó tìm ra giải pháp tối ưu. Đây cũng là công cụ giúp hạn chế sự mâu thuẫn giữa 2 bộ phận khi hoạt động riêng lẻ, đặc biệt là nếu kết quả chuyển đổi chưa cao hoặc không đạt được KPI mỗi tháng. Nghĩ thử mà xem, bạn sẽ giải quyết ra sao khi đội sales phàn nàn về chất lượng lead thấp trong khi phòng marketing bức xúc về số lượng lead rất nhiều mà không thể ‘chốt’ được bao nhiêu!
Để hiểu hơn về mô hình phễu marketing là gì và cách xây dựng, hãy cùng Kent tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Thế nào là sale funnel hay mô hình phễu marketing?
Phễu marketing là mô hình xây dựng dọc theo sơ đồ hành trình khách hàng từ giai đoạn ‘manh nha’ – mới nhận thức về thương hiệu, cân nhắc so sánh, cho đến khi đồng ý chi trả cho sản phẩm/ dịch vụ. Lúc này nhiệm vụ của bạn là phải xác định được đối tượng hướng tới đang ‘dừng’ lại ở đâu đồng thời có chiến lược phù hợp để ‘đẩy’ họ xuống sâu hơn trong phễu chuyển đổi.
Khách hàng thường tiến rất nhanh trong những giai đoạn đầu nhưng sẽ chững lại hoặc ‘rơi rớt’ khi phải ra quyết định, đặc biệt khi gặp khúc mắc về giá, chất lượng sản phẩm, dịch vụ… Và ngay cả khi họ hoàn toàn thỏa mãn với những gì bạn cung cấp, các yếu tố không thể kiểm soát như ý kiến bạn bè, ưu đãi từ đối thủ cũng có thể khiến họ thay đổi quyết định. Thể nên quá trình từ người lạ -> visitor -> lead -> khách hàng, tỷ lệ chuyển đổi không bao giờ là 100%. Đó cũng là lý do vì sao sale funnel có hình dạng phễu